Tác giả: Bs. Lê Hữu Thắng
Trình bày lâm sàng
Bệnh nhân nam, 34 tuổi, vào viện vì chứng chóng mặt nổi trội, xét nghiệm với tình trạng thiếu máu: RBC 2,88x10^12/L, HGB 8,5 g/dL, HCT 24,9 %, MCV 86,5 fL, MCH 29,5pg, MCHC 34,1 g/dL. Sau đó bệnh nhân được chỉ định nội soi.
Hình ảnh
Nội soi phát hiện một ổ loét hành tá tràng, giai đoạn đang hoạt động A2 (Phân loại theo Sakita-Miwa): Phù nề niêm mạc xung quanh, bờ ổ loét gọn, hội tụ niêm mạc ở bờ ổ loét.
Phân độ chảy máu ổ loét tá tràng theo Forrest: độ III.
Bình luận
Có ý kiến cho rằng phân loại Sakita-Miwa không cho điểm dự đoán mà cho điểm mô tả về việc chữa lành vết loét, bảng phân loại được sử dụng trong học thuật để so sánh vết loét theo thời gian sau một số lần khảo sát. So với Sakita-Miwa thì bảng phân loại Forres cho điểm dự đoán chảy máu của ổ loét dạ dày tá tràng và có thể sử dụng trong thực tế.
Bảng phân độ chảy máu ổ loét dạ dày tá tràng theo Forrest (Nguồn: https://www.researchgate.net/figure/Forrest-classification-for-upper-gastrointesti-nal-bleeding_tbl1_236185556)
Nhiễm Helicobacker pylori (H. pylori) và dùng thuốc kháng viêm NSAIDs là nguyên nhân chính gây loét tá tràng. Loét tá tràng thường xảy ra nhất ở hành tá tràng. Loét ác tính cũng hiếm gặp ở đây.
Vậy trên bệnh nhân này chóng mặt là do thiếu máu, nguyên nhân từ ổ loét hành tá tràng gây ra. Kết quả CLO test (+), bệnh nhân cũng nhiễm H. pylori.
Nhận xét
Đăng nhận xét