Chuyển đến nội dung chính

Bài Đăng Nổi Bật

U THẬN

  Mục tiêu chẩn đoán hình ảnh là phân biệt u thận ác với u thận lành, đôi khi cũng khó phân biệt được. Trong bài này, sẽ phân tích hình ảnh của u thận ác tính- u thận lành tính - giả u thận. Trước tiên phát hiện một khối ở thận: Bước 1: Xác định đây phải u nang hay không? Bước 2: Nếu không phải u nang, hãy tìm chất béo đại thể, có nghĩa là AML lànnh tính. Bước 3: Loại trừ các trường hợp giả u như nhiễm trùng/ nhồi máu, thường xuất hiện dựa trên triệu chứng lâm sàng Bước 4: Loại trừ bệnh di căn hay ung thư hạch, trong hai bệnh này thì biểu hiện tổn thương lan rộng hơn là khu trú thận Dù đã làm theo các bước này, nhiều trường hợp cũng không thể đưa ra chẩn đoán cuối cùng, RCC nằm trong chẩn đoán phân biệt của bạn. I. CT-SCAN 1. Mật độ trên CT không cản quang Một tổn thương trên thận có HU > 70 là một nang xuất huyết Các nang xuất huyết có thể <70HU, trong trường hợp này ta xem xét có tăng quang sau tiêm thuốc cản quang hay không, nếu không thì xác nhận đó là nang 2. Chất béo đại th

Niêm mạc dạ dày lạc chỗ ở thực quản (Heterotopic gastric mucosa - HGM)


Tác giả: BS. Lê Hữu Thắng




 Trình bày lâm sàng

Bệnh nhân nữ, 38 tuổi, vào viện vì triệu chứng đau âm ỉ thượng vị và buồn nôn

Hình ảnh

Nhìn dưới nội soi ánh sáng trắng tổn thương dạng mảng màu hồng cá hồi giới hạn rõ, vị trí ở thực quản cổ, hình dạng giống như một "Inlet patch" thực quản, tổn thương nổi bật hơn dưới nội soi với ánh sáng dải tần hẹp (FICE) -> hướng đến niêm mạc dạ dày lạc chỗ (Heterotopic gastric mucosa - HGM).

Bình luận 

Kết quả nội soi bệnh nhân ngoài có tổn thương ở thực quản thì có viêm sung huyết hang vị mức độ nhẹ. Bệnh nhân đã được sinh thiết 2 mẫu ở tổn thương thực quản, trong thời gian chờ đợi kết quả giải phẩu bệnh, bệnh nhân được điều trị với PPI. Kết quả giải phẩu bệnh:

Tìm hiểu về bệnh

Nguồn gốc HGM được cho là tổn thương bẩm sinh do quá trình biệt hóa biểu mô thực quản không hoàn chỉnh ở thời kỳ phôi thai, nhưng cũng có giả thuyết cho rằng đây là tổn thương mắc phải do biến chứng của trào ngược dịch acid (trong GERD) gần giống cơ chế hình thành thực quản Barrett. Nhưng ngược lại với Barrett, HGM không nên xem là một tổn thương tiền ung thư [12]. Vị trí thường gặp là đoạn thực quản cổ.

Tần suất phát hiện HGM thay đổi và một phần phụ thuộc vào việc soi kiểm tra kỹ lưỡng đoạn thực quản cổ [1], các nghiên cứu tiền cứu cho thấy tỷ lệ hiện mắc là 1,7 - 2,6% ở người lớn [1], [2], [3] và lên đến 5,9% ở trẻ em [4]. 

Mặc dù có khả năng tiết acid [5], HGM thường được phát hiện trên nội soi mà không có triệu chứng [2]. Một số có triệu chứng khó nuốt, nuốt đau hoặc nóng rát sau xương ức. Các biến chứng hiếm gặp ở người lớn bao gồm hẹp thực quản [5], [6], chảy máu [7], loét, hình thành lỗ rò [8], thủng [9] và ác tính [10], [11]. Ngoài ra, HGM thực quản có thể trở thành cư trú của Helicobacter pylori [12], [3]. 

Có quan điểm cho rằng khi phát hiện HGM trong quá trình nội soi, sinh thiết nên được thực hiện một cách hệ thống để phát hiện chuyển sản hoặc dị sản ruột [12

Bảng 1. Phân loại bệnh học lâm sàng của niêm mạc dạ dày lạc chỗ ở thực quản cổ đề xuất bởi von Rahden và cộng sự và đề xuất quản lý

CHGM I

Asymptomatic individuals with esophageal CHGM- reassurance of the patient+ optional follow up

CHGM II without morphologic changes

Symptomatic individuals with esophageal CHGM (globus sensation, cough, hoarseness or "extraesophageal manifestations")- reassurance and explain to the patient possible implication such as esophageal hypersensitivity+ acid suppression, prokinetic+ select cases to exclude Helicobacter Pylori if persistence of symptoms+ endoscopic reevaluation in case of suspected complication of inlet patch

CHGM III

Inlet patch complications- endoscopic therapy (e.g. dilatation, argon plasma coagulation, radiofrequency ablation)

CHGM IV

Dysplasia within the inlet patch- endoscopic management (EMR, ESD)+ surveillance

CHGM V

Invasive cancer within the inlet patch-interdisciplinary team decision (gastroenterologist- oncologist- surgeon)

CHGM: cervical heterotopic gastric mucosa EMR: endoscopic mucosal resection ESD: endoscopic submucosal dissection

Những bệnh nhân có triệu chứng với mô học lành tính nên được điều trị tùy theo đặc điểm lâm sàng và nội soi. Ví dụ, nên nong chỗ hẹp và chỉ định PPI trong trường hợp có các triệu chứng liên quan đến acid. Diệt trừ Helicobacter pylori nếu có. Giám sát nội soi nên được đề xuất cho những bệnh nhân loạn sản nhẹ và trung bình.

* Khi sinh thiết ở thực quản, cần quan sát kỹ và cẩn thận vì thành thực quản khá mỏng.


Tài liệu tham khảo

1. Azar Cecilio, et al.

Prevalence of endoscopically identified heterotopic gastric mucosa in the proximal esophagus: endoscopist dependent?

J Clin Gastroenterol, 41 (5) (2007), pp. 468-471, 10.1097/01.mcg.0000225519.59030.8d

Google Scholar

2. Giovanni Maconi, et al.

Prevalence and clinical features of heterotopic gastric mucosa in the upper oesophagus (inlet patch)

Eur J Gastroenterol Hepatol, 12 (7) (2007), pp. 745-749

PMID: 10929900

Google Scholar

3. Nihat Akbayir, et al.

Heterotopic gastric mucosa in the cervical esophagus (inlet patch): endoscopic prevalence, histological and clinical characteristics

J Gastroenterol Hepatol, 19 (2004), pp. 891-896, 10.1111/j.1400-1746.2004.03474.x

CrossRefView Record in ScopusGoogle Scholar

4. Macha Suhasini, et al.

Inlet patch: heterotopic gastric mucosa - another contributor to supraesophageal symptoms?

J Pediatr, 147 (3) (2005), pp. 379-382, 10.1016/j.jpeds.2005.03.002

Google Scholar

5. R. Galan Anthony, et al.

Acid secretion from an esophageal inlet patch demonstrated by ambulatory pH monitoring

Gastroenterology, 115 (1998), pp. 1574-1576, 10.1016/S0016-5085(98)70038-1

Google Scholar

6. F. Borhan-Manesh, B. Farnum James

Incidence of heterotopic gastric mucosa in the upper oesophagus

Gut, 32 (9) (1991), pp. 968-972, 10.1136/gut.32.9.968

 Download PDF

CrossRefView Record in ScopusGoogle Scholar

7. R. Bataller, et al.

Upper gastrointestinal bleeding: a complication of “Inlet Patch Mucosa” in the upper esophagus

Endoscopy, 27 (1995), p. 282, 10.1055/s-2007-1005690

 Download PDF

CrossRefView Record in ScopusGoogle Scholar

8. Bernd Kohler, Günter Köhler, Jürgen F. Riemann

Spontaneous esophagotracheal fistula resulting from ulcer in heterotopic gastric mucosa

Gastroenterology, 95 (3) (1998), pp. 828-830, 10.1016/S0016-5085(88)80035-0

Google Scholar

9. Andrés Sánchez-Pernaute, et al.

Heterotopic gastric mucosa in the upper esophagus ('Inlet patch'): a rare cause of esophageal perforation

Am J Gastroenterol, 94 (10) (1999), pp. 3047-3050, 10.1016/S0002-9270(99)00514-6

ArticleDownload PDFView Record in ScopusGoogle Scholar

10. Naoki Akanuma, et al.

Primary esophageal adenocarcinoma arising from heterotopic gastric mucosa: report of a case

Surg Today, 43 (4) (2013), pp. 446-451, 10.1007/s00595-012-0206-9

CrossRefView Record in ScopusGoogle Scholar

11. .M. Klaase, et al.

Heterotopic gastric mucosa of the cervical esophagus: a case of high-grade dysplasia treated with argon plasma coagulation and a case of adenocarcinoma

Gastrointest Endosc, 53 (1) (2001), pp. 101-104, 10.1067/mge.2001.111394

ArticleDownload PDFView Record in ScopusGoogle Scholar

12. H.A. von Rahden Burkhard, et al.

Heterotopic gastric mucosa of the esophagus: literature-review and proposal of a clinicopathologic classification

Am J Gastroenterol, 99 (3) (2004), pp. 543-551, 10.1111/j.1572-0241.2004.04082.x

Google Scholar



Nhận xét

Bài Đăng Phổ Biến

Phương pháp nối ống gan-hỗng tràng theo kiểu Roux-en-y

  Phương pháp nối ống gan-hỗng tràng theo kiểu Roux-en-y Đây là phương pháp phẫu thuật quy ước trong nối mật ruột qua quai hỗng tràng Roux-en-Y. Thuật ngữ nối ống gan hỗng tràng theo kiểu Roux-en-Y bao gồm cả nối thấp, tức là nối ống mật chủ hay ống gan chung vào quai ruột Roux-en-Y và nối cao, nghĩa là nối nhánh chính của đường mật trong gan vào quai ruột Roux-en-Y (nối rốn gan hỗng tràng). Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách tạo một quai ruột Roux-en-Y dài khoảng 60-70cm, thường chọn điểm bắt đầu tạo quai ruột ở cách góc Treitz khoảng 20cm, quai đến của đoạn ruột chữ Y này thường được khâu đóng ở đầu và cố định vào bờ gan. Sau đó, đoạn ống gan cần thực hiện nối mật ruột sẽ được bóc tách và nối vào quai đến của đoạn hỗng tràng Roux-en-y theo kiểu tận-bên. Không nối bên-bên vì sẽ tạo ra hội chứng túi cùng dễ gây nhiễm trùng đường mật. Riêng đối với trường hợp u đầu tụy không còn khả năng cắt bỏ, thống kê cho thấy phần lớn bệnh nhân trước khi qua đời sẽ bị thêm tắc tá tràng do khối u

PHÂN ĐỘ GIAI ĐOẠN VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG THEO WSES

  VTTĐT không biến chứng Hình ảnh túi thừa, dày thành đại tràng, thâm nhiễm mỡ quanh đại tràng  VTTĐT có biến chứng  1A       Bóng khí hoặc ít dịch quanh đại tràng không kèm áp xe (trong vòng 5cm từ đoạn ruột viêm)  1B       Áp xe ≤ 4cm   2A       Áp xe > 4cm   2B       Khí ở xa (di lệch > 5cm từ đoạn ruột viêm)   3          Dịch tự do không kèm khí tự do (không thủng đại tràng)   4          Dịch tự do kèm khí tự do ổ bụng (có thủng đại tràng) Nguồn:  ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG CẮT LỚP VI TÍNH CỦA VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG [PHẠM ĐĂNG TÚ, VÕ TẤN ĐỨC, LÊ VĂN PHƢỚC]

GIẢI PHẪU ĐƯỜNG MẬT

 Bs. Lê Hữu Thắng