Chuyển đến nội dung chính

Bài Đăng Nổi Bật

U THẬN

  Mục tiêu chẩn đoán hình ảnh là phân biệt u thận ác với u thận lành, đôi khi cũng khó phân biệt được. Trong bài này, sẽ phân tích hình ảnh của u thận ác tính- u thận lành tính - giả u thận. Trước tiên phát hiện một khối ở thận: Bước 1: Xác định đây phải u nang hay không? Bước 2: Nếu không phải u nang, hãy tìm chất béo đại thể, có nghĩa là AML lànnh tính. Bước 3: Loại trừ các trường hợp giả u như nhiễm trùng/ nhồi máu, thường xuất hiện dựa trên triệu chứng lâm sàng Bước 4: Loại trừ bệnh di căn hay ung thư hạch, trong hai bệnh này thì biểu hiện tổn thương lan rộng hơn là khu trú thận Dù đã làm theo các bước này, nhiều trường hợp cũng không thể đưa ra chẩn đoán cuối cùng, RCC nằm trong chẩn đoán phân biệt của bạn. I. CT-SCAN 1. Mật độ trên CT không cản quang Một tổn thương trên thận có HU > 70 là một nang xuất huyết Các nang xuất huyết có thể <70HU, trong trường hợp này ta xem xét có tăng quang sau tiêm thuốc cản quang hay không, nếu không thì xác nhận đó là nang 2. Chất béo đại th

Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống

 

Giải phẫu đĩa đệm



Đĩa đệm có hình thấu kính hai mặt lồi, xung quanh được cấu tạo từ 15 - 20 lớp đan chéo nhau.

Ở ngoại vi các sợi của vòng sợi chạy chếch nhưng độ chếch giảm dần đến chạy ngang khi vào gần trung tâm. Điều này giúp các lớp vòng sợi trong chịu được lực nén, còn lớp vòng sợi ngoài tạo sự bền chắc.

Vòng sợi tạo thành vỏ bọc rất chắc nhưng lại có tính đàn hồi, chỗ yếu nhất của vòng sợi là phía sau, do ở đó các sợi collagen sắp xếp ít hơn.

Nhân nhầy ở trung tâm đĩa đệm là một tổ chức keo có thể dồn đi dồn lại được.

Đĩa đệm có chức năng như một giảm sóc thủy lực giữa hai thân đốt sống và giúp cho đốt sống chuyển động theo các chiều.

Khi chịu lực theo chiều dọc, đĩa đệm dẹt lại, lực dàn đều ra xung quanh. Khi lực tác động giảm, đĩa đệm phồng trở lại do tính đàn hồi của sợi collagen và elastin

Khi cúi đĩa đệm bị ép ở phía trước, nhân nhầy chuyển dịch về phía sau. Khi ưỡn, địa đệm mở rộng ở phía trước nhân nhầy chuyển động dồn về phía trước.



Cơ chế gây thoái hóa đĩa đệm

Các mạch máu nuôi đĩa đệm bị teo dần và xơ hóa, đĩa đệm không còn mạch máu nuôi dưỡng mà được nuôi dưỡng bởi dịch thấm từ thân đốt sống qua lớp sụn.

Đĩa đệm luôn phải chịu tải với áp lực lớn hơn áp lực của dòng máu nên máu không thể chảy vào đĩa đệm được.

Nhân nhầy và vòng sợi không có phân bố thần kinh nên khi bị nến hay nứt vỡ không gây cảm giác đau.

Khi đĩa đệm bị quá tải áp lực hoặc bị thoái hóa hoặc nứt vỡ cũng không gây ra cảm giác gì. Chính vì vậy mà đĩa đệm âm thầm thoái hóa cho đến khi xuất hiện tổn thương cho các mô xung quanh mới bị phát hiện.

Dịch nuôi đãi đệm được lưu thông chủ yếu do thay đổi áp lực cơ học lên đĩa đệm và lực đàn hồi của sợi collagen trong vòng sợi.

Khi áp lực đĩa đệm thấp, các sợi collagen của vòng sợi co lại làm đĩa đệm phồng trở lại tạo lực hút dịch thấm vào. Khi đĩa đệm chịu sức nén cơ học, áp lực thủy tĩnh trong đĩa đệm tăng, làm dịch thoát ra khỏi đĩa đệm. Như vậy, khi chất lượng của các sợi collagen của vòng sợi giảm làm giảm tính đàn hồi thì dịch thấm vào nuôi dưỡng đĩa đệm giảm tạo ra vòng xoáy bệnh lý làm tăng quá trình thoái hóa đĩa đệm.

Khi tuổi càng cao thì dinh dưỡng cho đĩa đệm càng kém dần. Quá trình lão hóa làm suy yếu vòng sợi, nhân nhầy và cả mô xương dưới sụn.

Đĩa đệm giảm tính đàn hồi, mất nước, xẹp dần làm khoang gian đốt sống hẹp dần lại. Khả năng chịu lực giảm, mọi tác động quá mức của lực cơ học đều dễ gây ra tổn thương cho đĩa đệm như nứt rách vòng sợi và có thể gây ra lồi hoặc thoát vị đĩa đệm.

Nhân nhầy là glucoprotein ngậm nước, tạo thành một dạng keo đặc. Ở người trẻ, 90% trọng lượng của nhân nhầy là nước. Người cao tuổi lượng nước trong đĩa đệm giảm dần làm nhân nhầy khô hơn, co nhỏ và bở, mất khả năng căng phồng. Khi cắt ngang đĩa đệm, nhân nhầy không còn phồng lồi lên mặt cắt như ở người trẻ.

Vì đĩa đệm giảm tính đàn hồi, chiều cao đĩa đệm giảm, lực cơ học có thể truyền qua đĩa đệm tác động lên sụn bề mặt thân đốt sống và mô xương dưới sụn gây tổn thương lún nứt, kích thích phản ứng của mô xương dưới sụn.

Giai đoạn sớm thấy tăng vi sinh mạch máu của mô xương dưới sụn ở vùng khe sụn tiếp giáp với xương.

Tiếp theo là giai đoạn thiếu máu mạn tính của mô xương dưới sụn gây ra các hoại tử xương vi thể ở vùng mô xương dưới sụn.

Giai đoạn muộn, thấy lắng đọng calci ở mô xương dưới sụn. Giai đoạn này thấy được trên phim chụp X-quang thường quy là hình ảnh đặc xương dưới sụn ở bề mặt thân đốt sống.

Yếu tố nguy cơ

Tuổi: Phổ biến ở tuổi trung niên

Hút thuốc: Làm giảm nồng độ oxy trong máu

Trọng lượng

Chiều cao: Nam > 180cm, nữ > 170cm

Nghề nghiệp

Nguyên nhân


Thoái hóa đĩa đệm là nguyên nhân cơ bản bên trong, tác động cơ học là nguyên nhân khởi phát bên ngoài và sự phối hợp của hai yếu tố đó là nguồn gốc phát sinh thoát vị đĩa đệm.

Tổng hợp



Nhận xét

Bài Đăng Phổ Biến

Phương pháp nối ống gan-hỗng tràng theo kiểu Roux-en-y

  Phương pháp nối ống gan-hỗng tràng theo kiểu Roux-en-y Đây là phương pháp phẫu thuật quy ước trong nối mật ruột qua quai hỗng tràng Roux-en-Y. Thuật ngữ nối ống gan hỗng tràng theo kiểu Roux-en-Y bao gồm cả nối thấp, tức là nối ống mật chủ hay ống gan chung vào quai ruột Roux-en-Y và nối cao, nghĩa là nối nhánh chính của đường mật trong gan vào quai ruột Roux-en-Y (nối rốn gan hỗng tràng). Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách tạo một quai ruột Roux-en-Y dài khoảng 60-70cm, thường chọn điểm bắt đầu tạo quai ruột ở cách góc Treitz khoảng 20cm, quai đến của đoạn ruột chữ Y này thường được khâu đóng ở đầu và cố định vào bờ gan. Sau đó, đoạn ống gan cần thực hiện nối mật ruột sẽ được bóc tách và nối vào quai đến của đoạn hỗng tràng Roux-en-y theo kiểu tận-bên. Không nối bên-bên vì sẽ tạo ra hội chứng túi cùng dễ gây nhiễm trùng đường mật. Riêng đối với trường hợp u đầu tụy không còn khả năng cắt bỏ, thống kê cho thấy phần lớn bệnh nhân trước khi qua đời sẽ bị thêm tắc tá tràng do khối u

PHÂN ĐỘ GIAI ĐOẠN VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG THEO WSES

  VTTĐT không biến chứng Hình ảnh túi thừa, dày thành đại tràng, thâm nhiễm mỡ quanh đại tràng  VTTĐT có biến chứng  1A       Bóng khí hoặc ít dịch quanh đại tràng không kèm áp xe (trong vòng 5cm từ đoạn ruột viêm)  1B       Áp xe ≤ 4cm   2A       Áp xe > 4cm   2B       Khí ở xa (di lệch > 5cm từ đoạn ruột viêm)   3          Dịch tự do không kèm khí tự do (không thủng đại tràng)   4          Dịch tự do kèm khí tự do ổ bụng (có thủng đại tràng) Nguồn:  ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG CẮT LỚP VI TÍNH CỦA VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG [PHẠM ĐĂNG TÚ, VÕ TẤN ĐỨC, LÊ VĂN PHƢỚC]

GIẢI PHẪU ĐƯỜNG MẬT

 Bs. Lê Hữu Thắng