Bs. Lê Hữu Thắng
Đã một thời tôi loay hoay với vấn đề chia thùy gan này. Nên hôm nay tôi nghiêm túc nghĩ và viết về nó.
Bài này tôi sẽ phân tích theo phân loại của Couinaud: Phân chia theo mặt giải phẫu.
Couinaud chia gan thành 8 phân thùy, cách phân chia dựa vào: mạch máu vào ra và đường dẫn mật- Mỗi một phân thùy gồm:
+ Trung tâm: 1 nhánh của tĩnh mạch cửa, động mạch gan, ống mật.
+ Ngoại vi: có mạch máu chảy ra đổ vào tĩnh mạch gan.
Các mốc giải phẫu:
- Tĩnh mạch gan phải: Chia gan phải thành đoạn trước và sau- Tĩnh mạch gan giữa: Chia gan thành thùy trái và phải. Mặt phẳng chạy từ tĩnh mạch chủ dưới đến hố túi mật.
- Dây chằng liềm ( Falciform ): Chia phân thùy IV với II-III
- Tĩnh mạch cửa: Chia gan thành các phân thùy trên và
-> Các nhánh lớn tĩnh mạch cửa trái phải không nằm ở trung tâm các phân thùy
Nhìn từ trước ra sau:
- Giới hạn ngoại vi bên phải là phân thùy V (dưới) và VIII (trên), các hạ phân thùy VI và VII nằm chếch về phía sau hơn nên không thấy.- Đường Cantlie (xuất phát từ hợp lưu tĩnh mạch gan giữa ở tĩnh mạch chủ dưới đến hố túi mật) chứa tĩnh mạch gan giữa chia phân thùy V + VIII (thùy phải) với IV (thùy trái)
- Dây chằng liềm (Falciform) chia phân thùy IV với II + III
Đánh số phân đoạn:
- Cách đánh số phân đoạn theo chiều kim đồng hồ với II xuất phát ở trên- Phân thùy IV đôi khi chia ra IVa và IVb theo Bismuth
-Phân thùy I (thùy đuôi) nằm phía sau không nhìn thấy từ phía trước được.
- Phân thùy IV thuộc gan trái nhưng nằm lệch nhiều về bên phải
Nhìn qua mặt cắt axial, đi từ trên xuống phù hợp với cách đọc CT-Scan:
- Mốc hợp lưu của các tĩnh mạch gan vào tĩnh mạch chủ dưới- Phân thùy ở trên: II, IV (IVa), VII, VIII, 1 phần I (nằm sát trái tĩnh mạch chủ dưới)
+ II/Dây chằng liềm/IV
+ Dây chằng liềm/ IV / Tĩnh mạch gan giữa/ VIII/ Tĩnh mạch gan phải/ VII
- Dây chằng liềm nằm lệch phải so với TM gan trái
* nhớ lại: trung tâm phân thùy là 1 nhánh động mạch gan, đường mật, nhánh nhỏ của tĩnh mạch cửa, ngoại vi là mạch máu nối với tĩnh mạch gan
- Mốc qua nhánh trái tĩnh mạch cửa (nhánh trái cao hơn nhánh phải nên khi này thấy nhánh trái trọn vẹn hơn nhánh phải và 1 phần đầu ngoại vi (nhỏ) tĩnh mạch gan giữa - phải)
- Dựa nhánh tĩnh mạch cửa trái chia trên dưới : II - IVa trên/ III - IVb dưới
+ II trên / Tĩnh mạch cửa trái/ III dưới
+ II / Dây chằng liềm/ IVa
+ IVa / Nhánh tĩnh mạch cửa trái/ IVb
+ III/ Dây chằng liềm/ IVb
- 1 phần I
- Mốc qua nhánh TM cửa phải chia VIII - VII trên / V - VI dưới
- Trọn III/ Dây chằng liềm / IVb
- VIII trên/ Nhánh TM cửa phải/ V dưới
- IVb / Tĩnh mạch gan giữa/ VIII-V
-VIII-V / Tĩnh mạch gan phải/ VII-VI
-VII trên/ Nhánh phải TM cửa/ VI dưới
- 1 phần I
- Mốc: không còn thấy nhánh TM cửa, thấy tĩnh mạch
- III/ Dây chằng liềm/ IVb/ đầu nhỏ TM gan giữa / V/ đầu nhỏ TM gan phải/ VI
- VI áp sát thận, tuyến thượng thận, III áp sát
- Thấy nhánh TM Cửa là đã đọc chia Phân thùy dưới- Để vẽ được các đường ranh giới trên hình, dựa vào các mốc tm chủ dưới - đầu nhỏ tm gan nối lại với nhau, khuyết- đậm độ dày của dây chằng liềm
- Thùy đuôi: một thế giới khác biệt. Có thể được cấp máu bởi tm cửa trái hoặc phải, đổ máu trực tiếp về tm chủ dưới không liên quan gì tm gan
Nhận xét
Đăng nhận xét